5 sai lầm khi đắp mặt nạ và cách khắc phục sao cho đúng

5 sai lầm khi đắp mặt nạ và cách khắc phục sao cho đúng

Mặt nạ là một sản phẩm chăm sóc da thiết yếu của phụ nữ góp phần cung cấp độ ẩm, dưỡng da, làm trắng hay ngăn ngừa nếp nhăn… Tuy nhiên, đắp mặt nạ không đúng cách sẽ phản tác dụng, 5 lỗi thường gặp dưới đây bạn cần khắc phục.

Đắp mặt nạ ngay sau khi rửa mặt

Làn da của bạn cần được cân bằng sau khi rửa mặt, chính vì thế không nên dùng luôn mặt nạ sau bước rửa mặt mà nên dùng toner. Sử dụng toner sẽ giúp làm sạch sâu đồng thời cân bằng độ pH cho da, dưỡng ẩm nhẹ nhàng, làm dịu da sau bước làm sạch bên trên để làn da sẵn sàng nhận lượng dưỡng chất từ mặt nạ.

Sử dụng toner giúp dưỡng chất trong mặt nạ thẩm thấu tốt - AZ9193

Dùng toner giúp dưỡng chất trong mặt nạ được thẩm thấu tốt - Ảnh: ShutterStock

Đắp mặt nạ hàng ngày

Chăm sóc da thường xuyên là một thói quen tốt, tuy nhiên việc sử dụng mặt nạ để dưỡng da mỗi ngày lại không được khuyến khích. Trên thực tế, làn da của bạn rất mong manh, đắp mặt nạ thường xuyên sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên bề mặt da khiến da bạn mất khả năng chống lại những tác động môi trường, dễ bị tổn thương. Đặc biệt đối với làn da nhạy cảm có thể dẫn đến mẩn đỏ và các triệu chứng khác.

Lời khuyên: Đắp mặt nạ 2 hoặc 3 lần/ tuần để có một làn da đẹp và khỏe mạnh. Các chuyên gia da liễu chỉ ra rằng bạn nên dùng mặt nạ 2 – 3 lần / tuần để có được làn da khỏe mạnh.

Đắp mặt nạ quá lâu

Hầu hết các mặt nạ đều có hướng dẫn sử dụng rõ ràng thời gian đắp, thường là khoảng 15 đến 20 phút. Nếu thời gian đắp mặt nạ quá lâu, nước và dưỡng chất sẽ bị mặt nạ hấp thụ ngược trở lại. Vì vậy, bạn có thể tham khảo thời gian đắp được in trên bao bì.

Ngoài ra cũng cần lưu ý, việc thay đổi quá nhiều loại mặt nạ trong thời gian ngắn cũng có thể gây kích ứng da.

Bạn nên đắp mặt nạ đúng với thời gian được in trên bao bì - AZ9193

15-20 phút là khoảng thời gian đắp mặt nạ lý tưởng - Ảnh: ShutterStock

Lời khuyên: 15 ~ 20 phút là đủ để cho da hấp thu các chất dinh dưỡng mà không khiến da bị hút độ ẩm ngược.

Không rửa mặt sau khi đắp

Thông thường ai cũng nghĩ rằng cứ để tinh chất mặt nạ càng lâu trên da càng tốt, nhưng thực tế sau khi đắp xong khoảng 20 phút là bạn nên đi rửa mặt lại bằng nước ấm (không cần rửa bằng sữa rửa mặt). Bởi phần dưỡng chất còn lại có thể là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nỡ dẫn đến tình trạng mụn cho da.

Lời khuyên: Khoảng thời gian 15 - 20 phút là khoảng thời gian lý tưởng để da hấp thụ dưỡng chất từ mặt nạ, phần dưỡng chất còn lại trên da cũng không thể hấp thụ hết, chính vì thế bạn nên rửa hoặc lau đi để tránh cảm giác mặt bị dính dớp sau khi đắp mặt nạ.

Mặt nạ quá dày

Một lớp mặt nạ dày sẽ có tác động nhiều hơn? Sai. Có thể đúng ở một khía cạnh nhỏ khi chúng khiến cho nhiệt độ bề mặt tăng, thúc đẩy lưu thông máu, làm cho chất dinh dưỡng thẩm thấu tốt hơn vào tế bào. Bề mặt da sẽ không bị bốc hơi nước giữ lại trong các lớp biểu bì, khiến da mịn và săn chắc. Nhưng tác động của nhiệt cũng khiến lỗ chân lông mở rộng và cho phép tích tụ bụi bẩn vào sâu bên trong da nhiều hơn.

Bạn không nên đắp mặt nạ quá dày - AZ9193

Mặt nạ quá dày có thể khiến lỗ chân lông bị giãn to - Ảnh: ShutterStock

Kết luận

Nhìn chung, phải thừa nhận rằng đắp mặt nạ là một trong những phép thuật chăm sóc da tốt, nhưng có thể không hoàn toàn có ích và hợp lý nếu không biết cách sử dụng. Bạn cần lựa chọn đúng loại mặt nạ phù hợp với da của mình và thực hiện theo đúng hướng dẫn ghi trên sản phẩm để an toàn và đạt được hiệu ứng tối đa.

Ngoài ra, mặt nạ cần được lựa chọn thời gian thực hiện. Các chuyên gia da liễu cho rằng, chính thời gian da được thư giãn nghỉ ngơi là điều kiện để công dụng đắp mặt nạ được phát huy tối đa. Có thể không nhất thiết phải là buổi tối, bạn có thể đắp mặt nạ bất cứ lúc nào thấy tiện. Tuy nhiên, buổi tối là lúc da có sự thẩm thấu và hấp thu dưỡng chất cao nhất.

← Bài trước